Xu hướng phát triển của ngành in ấn trong bối cảnh kinh tế Việt Nam
Với đà phát triển cực nhanh của công nghệ đã tác động đến hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực trong đời sống xã hội hiện nay. Trong số đó, ngành in ấn xuất bản là ngành chịu ảnh hưởng tương đối lớn: Báo điện tử thay thế cho báo in, sách điện tử thay thế sách truyền thống, các ấn phẩm dùng cho quảng cáo cũng bị thay thế bởi quảng cáo trực tuyến,… Tất cả những điều này dần trở thành xu thế phổ biến của xã hội vì chi phí tương đối thấp, hiệu suất cao hơn và thân thiện hơn với người dùng internet và môi trường.
Theo khảo sát, sự giảm sút của ngành in ấn xuất bản là hệ quả tất yếu trong tương lai, khi in với số lượng lớn sẽ hạn chế mà thay vào đó là in theo nhu cầu. Trên thế giới và ở Việt Nam, có thể nói ngành in ấn nói chung và in kỹ thuật số nói riêng đã có những cải tiến để phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ, khi nhu cầu in ấn vẫn luôn tồn tại và sẽ không mất đi mà tiếp tục phát triển cạnh tranh với sự phát triển của công nghệ.
Cùng điểm qua một số sản phẩm in thông dụng và hướng phát triển trong tương lai:
Khi công nghệ internet phát triển, số lượng in Catalogue giảm dần do việc quảng cáo truyền thống chuyển sang quảng cáo online. Tuy nhiên Catalogue vẫn là ấn phẩm cần thiết khi giới thiệu sản phẩm đến khách hàng đặc biệt là trong bối cảnh hội nghị, triển lãm.
In tờ rơi hay in brochure được cá nhân hóa, in theo kiểu nội dung biến đổi để gửi đến từng khách hàng, hộ gia đình. Hình thức này sẽ đạt được hiệu quả cao hơn vì gửi đích danh người nhận, tăng sự trang trọng, nâng tầm thương hiệu.
In bao thư, thư mời, in name card: in với số lượng ít hơn, xu hướng chuyển sang dùng chất liệu giấy mỹ thuật, giấy cao cấp để tăng tính thẩm mỹ.
Bao bì giấy tái chế, bao bì sử dụng một lần sẽ lên ngôi thay cho bao bì nhựa và bao bì truyền thống. Điều này vừa mang đến lợi ích cho người sử dụng và cả các nhà sản xuất bao bì.
Nếu nhìn lại một cách tổng quát, ngành in kỹ thuật số đang dần dần lấy thị phần của các ngành in khác. Tuy nhiên in kỹ thuật số vẫn còn 1 số giới hạn so với in truyền thống như hiệu quả in dữ liệu không đổi với số lượng lớn, giới hạn kích thước tờ in…
Chính vì vậy, trong giai đoạn chuyển giao giữa các xu thế chung, thành công nhất vẫn là sự kết hợp hài hòa giữa in kỹ thuật số và các công nghệ in truyền thống.