1. Home
  2. Hướng dẫn
  3. Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ in ấn – Mới nhất
10 tháng trước

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ in ấn – Mới nhất

In ấn là một trong những ngành nghề tiềm năng và được nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ lựa chọn. Vậy làm sao để đăng ký kinh doanh ngành nghề này? Chi tiết mã ngành nghề in ấn và hồ sơ, thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ in ấn cho doanh nghiệp sẽ được Quốc Việt giải đáp trong bài viết này.

Nội dung chính:

  • Điều kiện kinh doanh ngành nghề in ấn, dịch vụ in ấn
  • Hồ sơ, thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh in ấn
  • Mã ngành nghề in ấn
  • Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh của Quốc Việt
  • Một số câu hỏi về thủ tục bổ sung ngành nghề in ấn

Điều kiện kinh doanh ngành nghề in ấn, dịch vụ in ấn

Căn cứ Điều 11 Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 15/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp thực hiện hoạt động in, chế bản, gia công sau in cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
  • Đáp ứng đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định.
  • Có trang thiết bị phù hợp để thực hiện 1 hoặc nhiều công đoạn in, chế bản, gia công sau in.
  • Có mặt bằng thực hiện các hoạt động in ấn, chế bản, gia công sau in hợp pháp.
  • Người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Hồ sơ, thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh in ấn

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh in ấn cho doanh nghiệp gồm có:

  • Thông báo về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh in ấn.
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên về việc bổ sung ngành nghề in ấn.
  • Quyết định và Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên/công ty hợp danh về việc bổ sung ngành nghề in ấn.
  • Quyết định và Bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc bổ sung ngành nghề in ấn.
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề tại Sở KHĐT.
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.

 Hồ sơ bổ sung ngành nghề in ấn

Hình thức nộp hồ sơ:

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại bộ phận Một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (không áp dụng cho Hà Nội, Bình Dương, TPHCM và những tỉnh chỉ chấp nhận nộp hồ sơ online).
  •  Doanh nghiệp tạo tài khoản đăng ký kinh doanh và nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Lưu ý, toàn bộ hồ sơ phải được scan theo định dạng pdf.

Thời gian hoàn thành thủ tục: 3 ngày làm việc.

Mã ngành nghề in ấn

Công ty kinh doanh in ấn cần đăng ký các mã ngành nghề sau:

Mã ngành 1811 – In ấn

Nhóm ngành này gồm:

  • In ấn tạp chí, báo chí và các ấn phẩm định kỳ khác, bản thảo âm nhạc. sách và sách quảng cáo, bản đồ, tập bản đồ, áp phích, tờ quảng cáo, mục lục quảng cáo và các ấn phẩm quảng cáo khác, tem bưu điện, tem thuế, séc và các chứng khoán bằng giấy khác, tài liệu, đồ dùng văn phòng phẩm cá nhân và các ấn phẩm khác bằng chữ, nhật ký, lịch, mẫu văn bản hoặc ấn phẩm thương mại khác, đồ dùng văn phòng phẩm cá nhân, các ấn phẩm khác bằng chữ, in bản thạch và các thuật in khác, in ốp-sét, in nổi, in máy vi tính, in chạm nổi, bản in máy copy.
  • In trực tiếp lên nhựa, vải dệt, gỗ, gốm, kim loại.
  • Các ấn phẩm in ấn đã được cấp bản quyền.

Loại trừ: In trên lụa trên các trang phục (bao gồm in nhiệt), sản xuất các sản phẩm từ giấy như gáy sách, xuất bản, bản sao các văn bản được phân vào nhóm 8219.

Mã ngành 1812 – Dịch vụ liên quan đến in

Nhóm này gồm:

  • Đóng sách thành quyển, catalo, tạp chí, sách quảng cáo… bằng cách xếp, gấp, khâu, dán hồ, kiểm tra thứ tự (trang sách), khâu lược, dán bìa, tỉa, xén, in tem vàng lên sách.
  • Sắp chữ, xếp chữ, sắp chữ in và nhập dữ liệu trước khi in bao gồm quét và nhận biết chữ cái quang học, tô màu điện tử.
  • Dịch vụ làm đĩa bao gồm sắp đĩa (để in ốp-sét và in sắp chữ) và sắp hình ảnh.
  • Khắc chạm và khắc axit trên trục lăn cho khắc kẽm.
  • Xử lý đĩa trực tiếp sang đĩa (cũng bao gồm đĩa nhựa).
  • Chuẩn bị đĩa và nhuộm để làm giảm công việc in ấn, dán tem.
  • In thử.
  • Các sản phẩm nghệ thuật bao gồm in thạch bản & mộc bản (phiến gỗ để làm các bản khắc);
  • Sản xuất các sản phẩm sao chụp.
  • Thiết kế các sản phẩm in như maket, bản nháp, bản phác thảo.
  • Các hoạt động đồ họa khác như rập khuôn tem, khắc rập khuôn, in dùi lỗ, in nổi, chạm nổi, quét dầu và dát mỏng, kiểm tra thứ tự và sắp xếp.

Ngoài hai mã ngành trên, doanh nghiệp có thể đăng ký một số mã ngành nghề có liên quan đến in ấn như sau:

  • Mã ngành 8219 – Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác.
  • Mã ngành 1820 – Sao chép bản ghi các loại.
  • Mã ngành 7410 – Hoạt động thiết kế chuyên dụng.

Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh của Quốc Việt

  • Chi phí trọn gói 1.000.000 đồng, hoàn thành thủ tục trong vòng 1 – 5 ngày làm việc.
  • Hỗ trợ tư vấn chi tiết, đầy đủ các mã ngành nghề cần đăng ký và điều kiện cần đáp ứng khi kinh doanh dịch vụ in ấn.
  • Thay mặt doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ, thủ tục bổ sung ngành nghề in ấn tại Sở KHĐT.
  • Sẵn sàng tư vấn, cung cấp dịch vụ làm Giấy phép an ninh trật tự, Giấy phép phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp có yêu cầu sau khi đăng ký ngành nghề in ấn.
  • Chi phí cạnh tranh, thời gian nhanh chóng, miễn phí giao nhận hồ sơ, kết quả.

Doanh nghiệp đang có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh in ấn và quan tâm đến dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh của Quốc Việt có thể liên hệ ngay theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) 090.758.1234 (Miền Trung) – 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Một số câu hỏi về thủ tục bổ sung ngành nghề in ấn

Mã ngành nghề in ấn bao gồm 1811 – In ấn, 1812 – Dịch vụ liên quan đến in. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký thêm mã ngành 8219 – Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác, 1820 – Sao chép bản ghi các loại và mã ngành 7410 – Hoạt động thiết kế chuyên dụng.

Cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh ngành nghề in ấn cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
  • Đáp ứng đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định.
  • Có trang thiết bị phù hợp để thực hiện 1 hoặc nhiều công đoạn in, chế bản, gia công sau in.
  • Có mặt thực hiện các hoạt động in ấn, chế bản, gia công sau in hợp pháp.

Thành phần hồ sơ gồm có: Thông báo về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh in ấn; Quyết định về việc bổ sung ngành nghề in ấn; Biên bản họp của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông; Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề tại Sở KHĐT; Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.

Tải miễn phí: Hồ sơ bổ sung ngành nghề in ấn

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại bộ phận Một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc thực hiện tạo tài khoản đăng ký kinh doanh và nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Được. Tuy nhiên, trụ sở chính – nơi diễn ra hoạt động kinh doanh dịch vụ in ấn phải đáp ứng các điều kiện về an ninh trật tự và an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

 

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

Chọn đánh giá

BÌNH LUẬN – HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

 

CÙNG CHUYÊN MỤC
20 lượt xem | 0 bình luận

Chức năng bình luận hiện chỉ có thể hoạt động sau khi bạn đăng nhập!

Gửi yêu cầu
Phần mềm & Win Chia sẻ In Kỹ Thuật Số Tin tức
Xem nhanh
Đồng ý Cookie
Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi